ĐINH LĂNG
Cây đinh lăng thường được trồng ở các đình chùa, trước sân nhà làm cảnh bởi lẽ có dáng cây, kiểu lá đẹp sum suê và quanh năm xanh tốt. Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá.
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.
Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.
Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.
Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L...) Harms, cùng họ với cây nhân sâm (sâm Triều Tiên) nổi tiếng (họ Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây nhỏ, sống nhiều năm, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt. Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại.
Khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chú ý đến tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể của nhiều cây cùng họ với cây nhân sâm. Một số cây trong họ này cho những vị thuốc bổ nổi tiếng và được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta như nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất... Đinh lăng cũng có tác dụng bổ như nhiều cây họ hàng với nó. Ngày xưa vào dịp hội hè thường tổ chức thi đấu vật, trước khi thi đấu các đô vật hay vò lá đinh lăng với nước để uống cho tăng sức dẻo dai, vật lâu không mệt.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên. Người ta thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ mềm hơn. Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm. Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng.
Những năm trước đây các nhà khoa học nước ta (Viện Y học quân sự) cũng có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng làm thuốc tăng lực, tăng khả năng lao động cho người có kết quả tốt. Làm thuốc bổ gây ăn ngon miệng, ngủ tốt, tăng cân, giúp cơ thể chóng hồi phục sau khi mổ, ốm nặng.
Đinh lăng dùng khá an toàn. Liều trung bình là 0,25-0,50g một lần, ngày uống 2-3 lần, dùng dưới dạng thuốc bột (sao thơm, tán nhỏ, rây bột mịn), thuốc viên, hoặc rượu thuốc.
Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy đinh lăng có tác dụng an thần và làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét. Trong nhân dân có nơi còn dùng rễ đinh lăng để chữa ho, thông tiểu, thông sữa và chữa kiết lỵ. Hoặc dùng lá đinh lăng giã nát để đắp vết thương. Song cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá nói trên với mấy cây tương tự như: đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ... tác dụng tăng lực yếu, không bổ.
BS. Vũ Nguyên Khiết
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá